Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi và phương châm hành động, khẩu hiệu, biểu trưng:
1. Tầm nhìn
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trở thành cơ sở đào tạo tiên tiến, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ các yêu cầu phát triển của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
2. Sứ mạng
Không ngừng nâng cao chất lượng, xây dựng môi trường học tập, làm việc thân thiện trong nền kinh tế tri thức; Áp dụng công nghệ tiên tiến trong dạy học, tạo cơ hội để người học tự học suốt đời; Cung ứng các dịch vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của Trường.
3. Giá trị cốt lõi
Giữ gìn uy tín và phát triển thương hiệu Nhà trường dựa trên nền tảng giá trị truyền thống, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, với phương châm:
Chất lượng – Chuyên nghiệp – Sáng tạo – Hội nhập.
4. Phương châm hành động
Đoàn kết – Kỷ cương – Trách nhiệm – Hiệu quả
5. Khẩu hiệu (Slogan)
6. Biểu trưng (Logo)
3. Dự báo quy mô của Nhà trường đến năm 2025, tầm nhìn 2030
Trước yêu cầu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và tiến bộ của khoa học – công nghệ. Mặt khác, việc Việt Nam ký kết và gia nhập các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) song phương và đa phương thế hệ mới, đã đặt ra cho nước ta nhiều thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Dự báo đến năm 2025, lao động Việt Nam sẽ có sự dịch chuyển nhanh từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu chuyển sang ngành dịch vụ.
Thực tế đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết về việc cần phải đổi mới cơ bản và toàn diện, tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là đào tạo chất lượng cao; phát triển quy mô tương ứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng; đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các cấp trình độ đào tạo; xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng người học; phát triển các trường chất lượng cao, nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế. Đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hướng gắn chặt chẽ với thị trường lao động và xã hội, chuyển mạnh đào tạo gắn kết với việc làm và tạo việc làm bền vững. Tuy nhiên, với số lượng lớn các trường dạy nghề và các ngành nghề đào tạo hiện nay thì Nhà nước không thể đầu tư dàn trải mà cần thiết phải đầu tư có trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được Nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác, nên đã có bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:
– Nhà nước Việt Nam đã thiết lập hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ và thống nhất về đào tạo nghề (gồm Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan); hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng thực hành với 3 cấp trình độ chính quy là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đào tạo thường xuyên.
– Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.
– Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được chú trọng đầu tư phát triển như giáo viên dạy nghề; phát triển chương trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề…. Việc kiểm định chất lượng đào tạo và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động đã được chú trọng.
– Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80% – 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Ở một số nghề (nghề điện, hàn, nghề dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, và một số nghề thuộc lĩnh vực viễn thông…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện; khoảng 70% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.
– Đã có một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi người có nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề một cách dễ dàng; đồng thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên dạy nghề cho những nhóm người yếu thế như: người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật, và chính sách ưu tiên dạy nghề cho bộ đôi xuất ngũ, cho học sinh tốt nghiệp THCS, cho lao động thuộc vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dạy nghề cho lao động nông thôn. Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.