TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

1.  Thông tin chung về Nhà trường

Tên trường: Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

Quyết định thành lập số: 5619/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục & đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trên cơ sở Trường Trung học kỹ thuật công nghiệp Thực phẩm.

Địa điểm: 426 – Nguyễn Tất Thành – Tân Dân – Việt Trì – Phú Thọ.

Điện thoại:    0210.3849674                      Fax:    0210.3846331

Website: http://fic.edu.vn

– Đơn vị chủ quản:

+ Từ năm 1967 đến 1987 trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ

+ Từ năm 1987 đến 1991 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và CN Thực phẩm

+ Từ năm 1992 đến 1995 trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ

+ Từ năm 1995 đến tháng 7/2007 trực thuộc Bộ Công nghiệp (từ tháng 8/2007 đến nay là Bộ Công Thương)

Loại hình trường: Công lập.

2. Lịch sử phát triển và thành tích nổi bật

2.1. Lịch sử phát triển

Cách đây hơn 54 năm, ngày 31 tháng 5 năm 1967, trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm được thành lập theo Quyết định số 446/CNn-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Tiền thân của trường là ngành Công nghệ Thực phẩm và Phân tích Thực phẩm của trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. 54 năm qua, sau 5 lần tách nhập trực thuộc các Bộ chủ quản khác nhau, với ba lần Nhà trường phải sơ tán, di chuyển địa điểm tại Yên Dũng (Hà Bắc), Vụ Quang (Đoan Hùng), Việt Trì (Phú Thọ) cùng với ba lần đổi tên, nâng cấp Trường; tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường đã liên tục phấn đấu, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Nhà trường đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống giáo dục của cả nước nói chung và trong hệ thống các trường trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng.

Với những cống hiến của mình trong việc góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội, ngày 09 tháng 10 năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 5619/QĐ-BGD & ĐT thành lập trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm. Sau khi được nâng cấp thành trường cao đẳng, Nhà trường đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô đào tạo, đồng thời tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học theo hướng tiếp cận với thực tế.

Hiện nay, Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện, trực tiếp của Bộ Công Thương; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục Đào tạo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, các Bộ, ngành có liên quan; Chịu sự quản lý của địa phương nơi Trường đặt trụ sở theo quy định của pháp luật. Trường hoạt động theo điều lệ Trường Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của Trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

2.2. Thành tích nổi bật

Nhà trường và các đơn vị, cá nhân đã được Đảng, Nhà nước, cơ quan cấp trên trao tặng những danh hiệu và phần thưởng cao quý:

– Huân chương độc lập hạng ba (năm 2012);

– Huân chương lao động hạng Nhất: (năm 2007; lần 2 năm 2017);

– Huân chương lao động hạng Nhì: (năm 2002);

– Huân chương lao động hạng Ba: (năm 1997);

– Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2016);

– Cờ đơn vị thi đua xuất sắc nhiều năm liên tục của Bộ Công Thương;

– Nhiều Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Công đoàn Công Thương Việt Nam;

– 05 cán bộ, giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú;

– 01 cán bộ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba;

– Gần 200 cán bộ, giảng viên được tăng Huy chương, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và “Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương”.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ giảng viên

3.1. Cơ cấu tổ chức

– Ban Giám hiệu: 02 người (01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng).

– Các Phòng chức năng:

  1. Phòng Đào tạo.
  2. Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế.
  3. Phòng Thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo.
  4. Phòng Tổ chức Hành chính.
  5. Phòng Tài chính – Kế toán.
  6. Phòng Quản trị vật tư.
  7. Phòng Công tác học sinh sinh viên.

Các Khoa chuyên môn:

  1. Khoa Công nghệ thực phẩm và sinh học.
  2. Khoa Công nghệ hóa học.
  3. Khoa Công nghệ kỹ thuật điện.
  4. Khoa Công nghệ thông tin.
  5. Khoa Kinh tế và Quản lý.
  6. Khoa Cơ bản.

– Các trung tâm:

  1. Trung tâm thực hành và chuyển giao công nghệ sản phẩm thực phẩm.
  2. Trung tâm hợp tác đào tạo.
  3. Trung tâm thông tin thư viện.
  4. Trung tâm công nghệ sinh học.
  5. Trung tâm May và thiết kế thời trang.
  6. Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên.

3.2. Đội ngũ

Nhà trường có 143 viên chức, người lao động, trong đó có 02 công chức, viên chức quản lý do Bộ Công Thương bổ nhiệm, 128 viên chức và 13 lao động hợp đồng.

Đảng ủy Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trực thuộc Đảng bộ thành phố Việt Trì. Đảng bộ gồm 105 đảng viên, được tổ chức thành 07 chi bộ trực thuộc.

 Các tổ chức đoàn thể xã hội trong Nhà trường: công đoàn; đoàn thanh niên; hội cựu chiến binh, hội Sinh viên.

4. Cơ sở vật chất

– Tổng diện tích đất hiện có:                                                 66.312 m2

– Tổng diện tích phòng học lý thuyết (56 phòng):             12.269 m2

– Tổng diện tích xưởng thực hành:                                       3.151 m2

– Trường có 56 phòng học lý thuyết, 05 xưởng thực hành, 39 phòng thí nghiệm và phòng học chuyên môn phục vụ công tác đào tạo (có phụ lục trang thiết bị thí nghiệm chính đính kèm đề án) bao gồm:

+ Xưởng thực hành: Xưởng thực hành sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu; Xưởng thực hành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; Xưởng thực hành chế biến rau quả; Xưởng thực hành Sản xuất Rượu – Bia – NGK 1; Xưởng thực hành Sản xuất Rượu – Bia – Nước giải khát 2.

+ Phòng thực hành: Phòng thí nghiệm phân tích và kiểm nghiệm vi sinh; Phòng thí nghiệm Công Nghệ tế bào; PTN phân tích và kiểm nghiệm hóa học; Phòng nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo; Phòng thực hành cơ sở hóa học 1; Phòng thực hành cơ sở hóa học 2; Phòng thực hành phân tích chỉ tiêu hóa học; Phòng kỹ thuật cơ sở (Khoa Công nghệ Hóa học); Phòng thực hành Phân tích vật lý và hóa lý; Phòng Thí nghiệm hóa sinh; Phòng thực hành phân tích cảm quan; Phòng thực hành phân tích vi sinh; Phòng thực hành Sản xuất chè; Phòng thực hành kỹ thuật bao gói bảo quản; Phòng thực hành nghiệp vụ pha chế đồ uống; Phòng thực hành chế biến món ăn 1; Phòng thực hành nghiệp vụ Bàn; Phòng thực hành máy và thiết bị trong sản xuất thực phẩm; Phòng thực hành chế biến bánh và món ăn tráng miệng; Phòng thực hành chế biến món ăn 2; Phòng kỹ thuật cơ sở (Khoa công nghệ kỹ thuật Điện); Phòng thực hành máy điện; Phòng thực hành lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện dân dụng; Phòng thực hành điện lạnh 1; Phòng thực hành điện lạnh 2; Phòng thực hành trang bị điện; Phòng thực hành lắp đặt điện công nghiệp; Phòng thực hành tự động hóa; Phòng thực hành điện, điện tử cơ bản; Phòng thực hành lắp đặt sửa chữa hệ thống điện; Phòng thực hành khí nén – cảm biến; Phòng thực hành ngành Quản lý và bán hàng siêu thị; Phòng kỹ thuật cơ sở (Chuyên môn khoa Công nghệ thông tin); Phòng thực hành máy vi tính; Phòng thực hành phần cứng máy tính; Phòng thực hành mạng máy tính; Phòng thực hành may cơ bản; Phòng thực hành may chuyên dụng; Xưởng thực tập sản xuất ngành may. Phòng Công nghệ sản xuất Chè; phòng Chuyên môn 1; phòng thực hành Kỹ thuật cơ bản món ăn; phòng thực hành Kỹ thuật pha chế đồ uống; phòng Kỹ thuật chế biến các loại bánh; phòng Nghiệp vụ bàn; phòng thực hành Vi sinh; phòng thực hành Chuyên môn 2; phòng thực hành Hóa sinh; phòng Hóa công; phòng thực hành Chuyên môn 3; Phòng Điện Công nghiệp 1; Điện Công nghiệp 2; Điện Dân dụng 1; Điện Dân dụng 2; Điện tử điện lạnh; Tự động hóa và Kỹ thuật điện; Phòng thực hành cắt may; Phòng thực hành: Nghiệp vụ bán hàng siêu thị; phòng thực hành Kế toán máy; 2 phòng Lab ngoại ngữ; 2 phòng thực hành Tin học.

+ Phòng thí nghiệm: Hệ thống phòng thí nghiệm về Công nghệ sinh học (Phòng thí nghiệm phân tích và kiểm nghiệm vi sinh; Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào; PTN phân tích và kiểm nghiệm hóa học) đạt tiêu chuẩn VILAS 17025; Hệ thống phòng thí nghiệm hóa học, PTN vật lý phục vụ nghiên cứu và thực hành cơ bản.

– Khu rèn luyện thể chất: sân bóng đá, bóng chuyền, sân cầu lông, sân bóng rổ.

– Hội trường 300 chỗ ngồi diện tích 350 m2 và thư viện với diện tích 400m2.

– Khu nội trú gồm 1 nhà ăn và 2 nhà Ký túc xá 3 tầng đủ chỗ ở cho 450 học sinh.

Cùng với các nhà giảng đường, văn phòng, nhà xưởng, nhà ăn là hệ thống đường, cây xanh, vườn hoa… được xây dựng, chăm sóc tạo nên môi trường cảnh quan sư phạm.

5. Mô hình hoạt động

Là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp, gọi tắt là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí.

6. Năng lực đào tạo

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm là đơn vị đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực với các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; hợp tác đào tạo liên thông, đào tạo lại; đào tạo ngắn hạn; xuất khẩu lao động…

6.1. Các ngành, nghề đào tạo:

  • Hệ Cao đẳng:

Công nghệ thực phẩm; Chế biến thực phẩm; Chế biến lương thực; Chế biến cà phê, ca cao; Chế biến dầu thực vật; Chế biến thuốc lá; Công nghệ sau thu hoạch; Sản xuất rượu bia; Sản xuất nước giải khát; Sản xuất cồn; Sản xuất bánh kẹo; Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Kế toán; Kế toán doanh nghiệp; Tin học ứng dụng; Công nghệ Kỹ thuật hóa học; Tài chính – Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Công nghệ sinh học; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ thông tin; Công nghệ chế biến chè; Chế biến Rau quả; Quản trị mạng máy tính; Quản trị cơ sở dữ liệu; Điện dân dụng; Điện Công nghiệp.

  • Hệ Trung cấp:

Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm; Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản Sản phẩm cây công nghiệp; Công nghệ chế biến chè; Chế biến Rau quả; Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm; Công nghệ hóa nhựa; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Điện công nghiệp; Điện dân dụng; Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Quản trị mạng máy tính; Quản trị cơ sở dữ liệu; Kế toán doanh nghiệp; Quản lý và bán hàng siêu thị; Công nghệ may và thời trang; Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn; Kỹ thuật chế biến món ăn.

  • Hệ sơ cấp và đào tạo ngắn hạn:

Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm; Công nghệ chế biến chè; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Điện Công nghiệp; Điện dân dụng; Công nghệ thông tin; Kế toán doanh nghiệp; Quản lý bán hàng và siêu thị; Công nghệ may và thời trang; Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn; Kỹ thuật chế biến món ăn.

Ngoài ra, Trường còn làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức các lớp học ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Nhà trường có đội ngũ Nhà giáo giàu kinh nghiệm, tâm huyết, có trình độ cao và tay nghề cùng kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất, luôn được các đối tác tin tưởng hợp tác.

6.2. Năng lực đào tạo của Trường:

– Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động .

– Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, tài liệu học nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

– Xây dựng kế hoạch tuyển sinh các hệ đào tạo.

– Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.

– Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo pháp luật.

– Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

– Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

– Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

– Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

– Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề. nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

– Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

– Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

–  Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

–  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

6.3. Quy mô đáp ứng đào tạo hàng năm:

Tổng số: 4.800 HSSV/năm

Trong đó:         Bậc cao đẳng :                      1.500 sinh viên

Bậc trung cấp:                       3.000 học sinh

Bậc sơ cấp nghề:                  300 học sinh

7. Tầm nhìn:

7.1. Mục tiêu đến năm 2030
Xây dựng Nhà trường trở thành địa chỉ đào tạo có uy tín trong nước hướng tới xây dựng Nhà trường trở thành Trường Đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của đất nước, tiệm cận với khu vực và quốc tế.

7.2. Định hướng phát triển:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại các xưởng thực hành thực tập, tiếp tục thực hiện các dự án có chiều sâu đặc biệt tập trung cho các ngành nghề trọng điểm.