Thông Báo

Thông báo về việc hướng dẫn thực hiện miễn, giảm học phí cho HSSV năm học 2015 – 2016

I. Đối tượng áp dụng Học sinh, sinh viên của Trường CĐCN Thực phẩm đang học các hệ đào tạo chính quy: cao đẳng chính quy; cao đẳng liên thông; cao đẳng nghề; trung cấp nghề; trung cấp chuyên nghiệp.

II. Các đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng (Khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2014) cụ thể:
1.1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bệnh binh;
1.2. Học sinh, sinh viên là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến;
1.3. Học sinh, sinh viên là con của liệt sỹ;
1.4. Học sinh, sinh viên là con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
1.5. Học sinh, sinh viên là con của bệnh binh;
1.6. Học sinh, sinh viên là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

* Hồ sơ gồm:

– Đơn xin miễn giảm học phí (Tải tại đây).
– Thẻ thương binh hoặc thẻ bệnh binh (Bản sao công chứng).
– Giấy xác nhận thuộc đối tượng do cơ quan quản lý đối tượng người có công hoặc UBND xã xác nhận.

2. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa. (Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2014)

* Hồ sơ gồm:
– Đơn xin miễn học phí : tải tại đây
– Giấy xác nhận HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ của UBND cấp xã cấp.

3. Học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. Hiện nay đang thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. (Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2014)

* Hồ sơ gồm:

– Đơn xin miễn học phí (Tải tại đây).
– Kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã cấp (mẫu số 01 theo Thông tư 26/2012 ngày 12/11/2012 của Bộ LĐTB&XH).
– Giấy chứng nhận hộ cận nghèo của UBND cấp xã cấp.

4. Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. (Khoản 8 Điều 4 Thông tư 20/2014)

* Hồ sơ gồm:

– Đơn xin miễn học phí (Tải tại đây).
– Giấy khai sinh (Bản sao công chứng).
– Giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của UBND cấp xã cấp.

5. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. (Khoản 11 Điều 4 Thông tư 20/2014).

* Hồ sơ gồm:

– Đơn xin miễn học phí (Tải tại đây).
– Giấy khai sinh (Bản sao công chứng).
– Sổ hộ khẩu thường trú (Bản sao công chứng).
– Giấy chứng nhận vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại các văn bản dưới đây:

– Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);
– Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
– Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
– Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
– Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Dân tộc về việc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
– Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và các Quyết định bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ;
– Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013- 2015;
– Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diên đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;
– Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135;
Các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, bổ sung huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu; huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên vào danh mục các huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Các quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.
Khi cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các xã, thôn hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn đó không được hưởng chế độ kể từ khi Quyết định có hiệu lực thi hành.

III. Các đối tượng được giảm 50% học phí

1. Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên. (Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2014)

* Hồ sơ gồm:

– Đơn xin miễn giảm học phí (Tải tại đây).
– Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động (Bản sao công chứng).

2. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp. (Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2014)

* Hồ sơ gồm:
– Đơn xin miễn giảm học phí (Tải tại đây).
– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (Bản sao công chứng).

IV. Trình tự, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ

1. Trình tự:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, các đơn vị, khoa quản lý HSSV có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc GVCN triển khai đầy đủ nội dung Hướng dẫn này tới HSSV thuộc đối tượng để làm hồ sơ miễn, giảm học phí (Phụ lục 3).
– Việc miễn, giảm học phí cho sinh viên được thực hiện tại trường nơi sinh viên đang học tập. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho nhà trường để nhà trường thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho HSSV thuộc đối tượng miễn, giảm học phí.
– Việc cấp bù học phí căn cứ số lượng người học thực tế thuộc diện được miễn, giảm học phí và mức thu học phí (mức cấp bù học phí cho các trường theo khung học phí của từng nhóm ngành được quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP).
– HSSV thuộc diện miễn, giảm học phí chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với HSSV thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hàng năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí cho kỳ học tiếp theo. Các bản sao đều phải có công chứng, đóng giáp lai và có giá trị trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký.

2. Thời gian, địa điểm:

– Thời gian nộp hồ sơ: Từ 01/10/2015 đến 10/11/2015.
– Địa điểm: Phòng Công tác HSSV (Tầng 1- Giảng đường A).
* Lưu ý: Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn giảm học phí theo quy định của Thông tư 20/2014 mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.
– Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn giảm học phí, nếu đồng thời học ở nhiều cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi.
– Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với HSSV trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học.
– Không áp dụng chế độ miễn, giảm học phí đối với trường hợp đang hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học.

V. Tổ chức thực hiện

1. Phòng Công tác HSSV hướng dẫn, giải đáp cho HSSV; tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lập danh sách theo từng đối tượng trình Hiệu trưởng duyệt danh sách HSSV được miễn, giảm học phí.
2. Phòng TCKT lập báo cáo dự toán, thực hiện nhận cấp bù học phí từ Bộ chủ quản, kiểm tra, đối chiếu và quyết toán đúng quy định. Thời gian HSSV bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì sẽ không được tính trong dự toán để cấp bù tiền miễn, giảm học phí.
3. Các khoa quản lý HSSV có trách nhiệm triển khai hướng dẫn này, đôn đốc GVCN triển khai đầy đủ nội dung Hướng dẫn này tới HSSV, kiểm tra thu nhận đầy đủ đơn xin miễn, giảm của HSSV và hồ sơ kèm theo trình khoa chuyên môn xác nhận đơn xin miễn giảm cho HSSV của khoa, nộp hồ sơ đúng thời gian quy định./.

Nơi nhận:
–          BGH: Để b/c;
–          Các đơn vị: Để th/h;
–         Lưu: VT, CTHS-SV
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Việt Tấn

Tác giả bài viết: Admin

Nguồn tin: Phòng Công Tác Học Sinh – Sinh Viên

Call